Chỉ bằng đam mê và tinh thần “nhất định làm bằng được”, nhà khoa học không bằng cấp Trịnh Năng đã có trong tay bộ sưu tập 5 sáng chế “bản quyền”, có khả năng ứng dụng cao vào cuộc sống.
Người đàn ông “liều mạng” trong nghiên cứu
Chúng tôi gặp ông Trịnh Đình Năng (sinh năm 1957, Tổng giám đốc, nhà sáng chế Công ty TNHH Công nghệ cao Trịnh Năng) ở “bản doanh” sơn thủy hữu tình nằm giữa đồi cây tỉnh Vĩnh Phúc. Nhìn người đàn ông nhỏ bé, nụ cười hiền lành, khó ai tưởng tượng được “nằm trong đầu” ông lại là những phát minh khoa học lớn lao, ít người có được.
“Những nhà máy mà tôi đang làm đều sử dụng máy móc mà tôi sáng chế, không mua, không nhập khẩu dây chuyền, công nghệ từ nước ngoài”, ông mở đầu đầy tự hào.
Nhiều năm qua, giới khoa học đã liên tục kinh ngạc bởi những sáng chế Ông Trịnh Đình Năng. Nhiều cỗ máy được ông sáng tạo bằng cách mày mò học hỏi “từ con số 0” đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi và làm nên tuổi của ông như lò đốt và hệ thống xử lý rác thải y tế nguy hại, đầu đốt sử dụng nhiên liệu lỏng, thiết bị và công nghệ chiết xuất hoạt chất thiên nhiên từ dược liệu việt nam, và sản phẩm tiêu biểu nano curcumin từ củ nghệ nếp vàng, dây thìa canh,cây xạ đen….
Ông Năng tâm sự, gia cảnh khó khăn nên ông đã phải gác lại việc học từ sớm lớn lên một chút lại đi làm công nhân gang thép ở Thái Nguyên. Ông được đi học bổ túc về nghề cơ khí, thời gian 18 tháng, sau đó lại đi học nghề thợ mộc, làm công nhân mộc, làm công nhân mộc ở Xí nghiệp gỗ Bắc Cạn thuộc Ty lâm nghiệp Bắc Thái.…
Ông bén duyên với nghề sáng tạo, sáng chế máy móc từ đó. Tuy nhiên, những máy móc ông chế tạo thời đó chưa có đất dụng võ. Ông lại bỏ ra ngoài làm may mặc với vợ…
Làm may được vài năm, ông Năng lại “thèm” chế tạo nên chuyển sang nghề sửa chữa xe máy. Ông đã tự chế ra máy ép biên dùng trong sửa chữa máy móc, giá bán chỉ bằng nửa giá so với thị trường. Chỉ vài ba năm ông kiếm được bộn tiền.
Từ đó, ông lao vào chế tạo, sản xuất các máy móc nhỏ ứng dụng trong cuộc sống. Tiếp tục dấn thân vào các lĩnh vực khó mà chưa ai làm như nghiên cứu rất sâu việc tách quặng kim loại lấy vàng, bạc theo một công nghệ mới. Bao nhiêu tiền của tích cóp được ông mang ra mua trang thiết bị nghiên cứu.
Sáng tạo khiến ông giàu có nhanh chóng nhưng cũng có lúc khiến ông đứng trước nguy cơ “tán gia bại sản” nhưng vẫn không hề làm nhụt chí, lùi bước. Có nhiều khi vợ con, bạn bè đều không thể hiểu được sự “điên cuồng” của ông.
“Chỉ cần trong đầu tôi lóe lên ý tưởng là lập tức tôi bắt tay vào tìm tòi, học hỏi. Cái gì không biết thì tìm đọc, đọc chưa hiểu thì lại đi hỏi, hỏi xong bắt tay vào làm, làm hỏng lại bắt đầu làm lại, cho đến khi thành công.
Bản thân tôi không được học hành bài bản nên công việc nghiên cứu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cứ tự làm, tự nghiên cứu, mày mò và đúc rút kinh nghiệm.
Chính công việc này đã cho tôi một sự đam mê cuốn hút đến kỳ lạ. Rất nhiều đêm, thức trắng trong phòng thí nghiệm. Ngay cả khi ăn, khi ngủ đầu óc tôi vẫn “chạy loạn” với các thí nghiệm của mình”, ông Năng tâm sự.
Năm 2002, sau hơn năm đưa vàng vào lò đốt, cạn tiền. Trung tâm nghiên cứu “tách quặng kim loại lấy vàng, bạc theo một công nghệ mới” buộc phải giải thể.
Dù thất bại nhưng nghiên cứu này đã cho ông rất nhiều kiến thức về việc tạo nhiệt trong quá trình sản xuất. Đây chính là nền móng để sau này ông cho ra đời một sáng chế đáng giá cả 10 tỉ đồng và được Nhà nước cấp quyền sáng chế “Lò đốt và hệ thống xử lý rác thải y tế nguy hại” được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ bằng độc quyền sáng chế năm 2012.
Lò đốt rác có khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 80% và xử lý được dioxin (là chiếc lò xử lý rác thải nguy hại đâu tiên trên thế giới có thể xử lý được dioxin) so với sản phẩm nhập ngoại cùng loại này là một trong những “đứa con tinh thần” tâm đắc của ông.
Sản phẩm áp dụng công nghệ mới là đốt liên hoàn, phun lửa (thay vì phun dầu) vào vật đốt. Ở công đoạn thiêu đốt, thiết bị sử dụng công nghệ nano khép kín giúp phân hủy triệt để khói, bụi và mùi hôi. Nhiệt độ ở trong tâm lò có thể lên tới 1.8000C nên tốc độ xử lý rác rất cao.
Hệ thống lò đốt rác thải y tế của nhà sáng chế Trịnh Đình Năng đã đạt giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn năm 2012. Cùng năm, sản phẩm được Bộ Công Thương bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc.
Với mục đích không ngừng học hỏi, sáng tạo, cần gì lại sáng chế, tính đến nay, ông Năng đã đăng ký 5 sáng chế được ứng dụng vào cuộc sống.
Thành công từ trong thất bại
Với tinh thần biết “lắng nghe” của mình, trong 1 hội nghị, được nghe đại biểu Quốc tế khẳng định rằng, Việt Nam là vùng đất trong 4 vùng đất đặc biệt trên thế giới, vùng đất nhiệt đới, có gió và khí hậu chênh lệch đến 10 độ trong ngày, là điều kiện thuận lợi nhất sản sinh ra những cây cỏ có hàm lượng dược tính cao mà Thế giới rất cần. Tận dụng cơ hội, ông Năng đã nảy ra ý tưởng sáng chế một cỗ máy có thể “tách chiết các hợp chất thiên nhiên hiệu quả ” tinh chất dược lý có trong các cây cỏ dược liệu của nước ta.
Ông lấy ví dụ, “Tại thời điểm 2012, 1 kg tinh chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng có giá đến 10.000 USD ở sàn dược liệu Luân Đôn. Trong khi củ nghệ vàng ở Việt Nam bán với giá vài nghìn đồng 1 kg, quá rẻ mạt. Bắc Kạn cũng là vùng đất trồng nghệ rất tốt nhưng hầu như bà con vẫn nghèo. Điều này đã thúc đẩy tôi phải có máy móc để làm ra sản phẩm có giá trị như vậy”.
Ông chọn thử nghiệm chiết xuất curcumin từ củ nghệ vì đó là dược liệu quen thuộc, có ích lợi nhiều trong việc chữa bệnh, đồng thời là sản phẩm mà quê hương Bắc Kạn của ông có rất nhiều.
“Tôi được tạo điều kiện để vào thư viện của Bộ Khoa học Công nghệ đọc tài liệu và bắt tay vào nghiên cứu theo tài liệu hiện có của Thế giới, chế tạo máy, lắp ráp, thử nghiệm thất bại, làm theo công nghệ đã có của thế giới khi làm ra sản phẩn curcumin tính toán thì lỗ, rồi lại đọc và tự nghiên cứu ông nghệ của mình theo hiểu biết của mình sau đó chế tạo rồi lắp ráp, … thử nghiệm… Tôi gần như ăn ngủ tại nơi làm việc, không thiết tha gì ngoài mục tiêu chế tạo ra cỗ máy mà tôi ấp ủ. Trong suốt 5 tháng trời, tôi đã sáng chế thành công dây chuyền chiết xuất công nghệ cao sản xuất nano curcumin từ củ nghệ với quy mô công nghiệp. Điều thành công nhất ở đây là công nghệ này có khả năng tách chiêt và biến 95% thành phần thực vật có tính dược thành sản phẩm nano.
Từ cuối năm 2014 tôi bắt tay vào nghiên cứu thì đầu năm 2015 thành công, chỉ mất 5 tháng. Đây cũng là nghiên cứu thành công nhanh nhất của tôi và cũng đem lại nhiều lợi ích trong việc tận dụng, khai thác nguồn dược liệu đa dạng của nước ta”, ông Năng chia sẻ.
Công nghệ chiết xuất curcumin và thiết kế toàn bộ dây chuyền máy sản xuất đồng bộ công nghệ cao với “đầu vào” là củ nghệ nếp vàng, “đầu ra” là curcumin nano tinh khiết. Đây là curcumin tổng hợp tinh khiết nhất bởi hàm lượng đạt đến mức cao nhất 95-98% và có khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước.
Sản phẩm được Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm Xác nhận Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm năm 2016, được Công nhận là Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2016 ngày 25/8/2016 và Hội Nông dân Việt Nam công nhận Sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh năm 2015.
Với dây chuyền này, ông cũng hoàn thành một phần tâm nguyện có thể đóng góp phát triển vùng đất Bắc Kạn nơi đã sinh ra ông. Hiện mỗi tháng, nhà máy của ông Năng đang thu mua hàng nghìn tấn nghệ cho bà con ở Bắc Kạn, Lai châu, Sơn La, … tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Dây chuyền này tiếp tục được ứng dụng trong việc chiết xuất gừng, cà gai leo, gấc… để tạo thành các sản phẩm thực phẩm chức năng có mức tinh khiết cao.
Điểm khác biệt của curcumin do ông Năng chiết xuất là tách được phần dầu nghệ khỏi thành phẩm, đây là thành phần có thể gây hại cho người dùng, vì vậy thành phẩm Curcumin của ông Trịnh Đình Năng (hiện do Công ty CP Tập đoàn Trịnh Năng Healthcare độc quyền phân phối) chiết xuất tinh khiết, không còn mùi nghệ, dễ dùng và tốt cho sức khoẻ.
Đột phá trong sáng tạo của ông Trịnh Đình Năng là năm 2015, ông đã chế tạo ra dây chuyển sản xuất thành công hỗn hợp C60-C70 Endo Fullerene từ các nguyên liệu hữu cơ có hàm lượng cacbon cao như: vỏ trấu, sọ dừa, vỏ tơ, hạt cà phê, cùi ngô, lông vũ…
Không dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, hệ thống sản xuất hỗn hợp C60-C70 Endo fullerene của NSC Trịnh Đình Năng hiện đã phát triển hoàn thiện để áp dụng vào quy mô công nghiệp và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Để làm được chất siêu bán dẫn này, tôi đã mất 16 năm nghiên cứu, suốt từ năm 1999 đến năm 2015 mới thành công.
Năm 1999, khi mất ngủ, tôi xem tivi và thấy được tin tức về giải Nobel Hóa học năm 1996 được trao cho ba nhà khoa học Kroto, Curl và Smalley khi khám phá ra hợp chất siêu bán dẫn Endo Fullerene, C60, C70.
Tôi có tò mò và tìm hiểu về chất này nhưng cũng không được nhiều lắm. Tuy nhiên, tôi đã bắt tay vào lắp ráp các máy móc để thử nghiệm nhưng cũng chưa có nhiều thành công.
Đến năm 2002, khi gia đình có máy tính, tôi tiếp cận được tư liệu trên thế giới và đọc được về chất siêu bán dẫn này. Tôi lại tiếp tục chế tạo, thử nghiệm… Khoảng hơn 4000 nghìn lần thất bại rồi lại sửa chữa thiết bị, đến tháng 4 năm 2015 mới thành công.
Ông Năng chia sẻ, khó nhất trong quá trình thành công này chính là đăng ký sáng chế. Cả Bộ Khoa học Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ không có người thẩm định được công trình này vì đây là vật lý lượng tử, rất khó.
Cuối cùng Bộ Khoa học Công nghệ đã phải tổ chức một Hội đồng khoa học riêng để thẩm định và thành công.
Năm 2018 hệ thống sản xuất hỗn hợp C60-C70 fullerene của NSC Trịnh Đình Năng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế (số 20192, ngày cấp 25/12/2018).
Công trình này cũng đạt giải 3 Cuộc thi Sáng chế năm 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan thường trực) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) tổ chức.
Sau khi mang sản phẩm đi xét nghiệm ở Mỹ, ông Năng xác định chất siêu bán dẫn mà mình sản xuất được là Endo Fullerene.
“Hỗn hợp Endo Fullerene pha tạp kim loại hiện nay trên thế giới mới chỉ sản xuất được số lượng nhỏ quy mô trong phòng thí nghiệm và giá vô cùng đắt đỏ, lên đến hàng trăm triệu USD 1 gam.
Hạt Endo Fullerene có thể ứng dụng được cả trong bán dẫn lẫn, hàng không vũ trụ, quân sự, pin tích lượng tử, siêu chip, máy tính lượng tử, đồng hồ lượng tử, robot, pin mặt trời, thiết bị GPS, vật liệu cứng, …., và y học, là vật liệu tạo ra xa lộ o ngành khoa học 4.0 phát triển, “đây là vật liệu của tương lai”, ông Năng chia sẻ.
Không bằng cấp nhưng nhiều bằng sáng chế, ông Năng cũng không nhận mình là nhà khoa học. “Tôi chỉ đam mê không ngừng với khoa học, càng thất bại tôi lại càng quyết tâm. Để nâng được 1 bằng sáng chế trên tay, tôi đã bước qua hàng trăm, hàng nghìn thất bại mà đỉnh cao là dây chuyền sản xuất chất siêu bán dẫn Endo Fullerene với hơn 4000 lần thử nghiệm thất bại. Thành quả khoa học là quá trình biết lượn nhặt những thành công trong sự thất bại , mỗi thử nghiệm trong khoa học dù thử nghiện đó thất bại vẫn có chi tiết thành công , nếu ta không nhặt được thi vĩnh viễn mất”.
- CÔNG TY TRỊNH NĂNG HEALTHCARE MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN MỚI 2024
- Trịnh Năng: Nhà sáng chế vật liệu giá triệu đô sau hơn 4.000 lần thử nghiệm
- Ngày Thầy Thuốc Việt Nam – Ông Trịnh Đình Năng, một thầy thuốc vì sức khoẻ Cộng đồng
- Công nghệ mới tối ưu dược tính giảm đường huyết của TPBVSK Dây thìa canh Trịnh Năng
- Chuyến Hàng Cuối Năm: Một Hành Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng